KHUNG NÂNG HẠ
Khung nâng dùng bơm thủy lực sử dụng trong nhà máy
Xe đẩy có khung nâng hạ
Làm bằng vật liệu sắt sơn tĩnh điện và mạ kẽm, dùng trong dây chuyền sản xuất
Thùng Rã Đông
Làm bằng vật liệu thép không rỉ, dùng để chứa cá, bảo quản trong Kho Lạnh, có thêm chức năng rã đông
Xe đẩy
Làm bằng vật liệu thép không rỉ, dùng cho công việc vận chuyển thực phẩm trong quá trình chế biến
Lồng chứa cá dùng trong Kho Lạnh
Làm bằng vật liệu sắt mạ kẽm hoặc thép không rỉ, dùng để chứa cá, bảo quản trong Kho Lạnh
Băng tải dây Belt
Khung làm bằng vật liệu thép không rỉ, điều khiển bằng hộp điện – motor – inverter, dùng cho công việc chế biến thực phẩm
Đồ gá để sản xuất
Làm bằng vật liệu sắt mạ kẽm hoặc thép không rỉ, dùng trong sản xuất
Bàn có bi trượt
Làm bằng vật liệu sắt sơn tĩnh điện và thép không rỉ, dùng trong sản xuất
Đồ gá để sấy sản phẩm
Làm bằng vật liệu thép không rỉ, dùng trong sản xuất
Kệ để khuôn (chịu tải 5 tấn/ngăn kéo)
Làm bằng vật liệu sắt sơn tĩnh điện, dùng trong sản xuất
Từ 1/1/2013, chính sách mới về thai sản bắt đầu có hiệu lực, cho phép các bà mẹ được nghỉ sinh 6 tháng thay vì chỉ 4 tháng như quy định cũ. Là ngành nghề có đặc thù nhiều lao động nữ, ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty may Sài Gòn 3 kiêm Chủ tịch Hội dệt may TP HCM đang lo lắng vì chính sách nghỉ thai sản 6 tháng dành cho lao động nữ chính thức áp dụng từ đầu năm sau. Điều này ảnh hưởng nhất định đến dây chuyền sản xuất, bởi 80% nữ giới đang làm việc nơi đây.
"Nếu chỉ vài người nghỉ thì không sao, nhưng cùng sinh con một lúc sẽ khiến công ty bị động về nhân sự và đây cũng là bài toán đau đầu cho doanh nghiệp trong các năm tới", ông Hồng cho biết.
Công ty đã lên phương án để ứng phó với tình trạng thiếu lao động nữ như tìm nguồn dự phòng cho các dây chuyền, bộ phận hụt nhân viên do nghỉ thai sản. Những lao động có tay nghề cao, có thể may nhiều công đoạn sẽ được ưu tiên tuyển.
Để tiến độ công việc ít bị gián đoạn nhất, Sài Gòn 3 khuyến khích nhân viên nghỉ thai sản đi làm sớm 1-2 tháng so với quy định. Công ty sẽ trả mức lương ưu đãi hơn. "Ví dụ họ có thể nhận lương hơn 4 triệu đồng so với mức trung bình trước đó là 3,5 triệu đồng, đồng thời vẫn hưởng chế độ thai sản", ông Hồng cho hay.
Ông Phí Ngọc Trịnh - Phó tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần May Hồ Gươm cũng cho hay lao động nữ trong công ty chiếm một phần không nhỏ, chắc chắn việc họ nghỉ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. "Tuy nhiên, vì là chính sách mới nên chúng tôi cũng chưa kịp tính đến biện pháp để khắc phục điều này cũng như những chính sách ưu đãi để khuyến khích họ đi làm sớm", ông Trịnh cho hay.
Lãnh đạo May Hồ Gươm cho rằng, phương án tuyển dụng lao động để thay thế cũng không hề dễ dàng nên ông cũng đang băn khoăn chưa biết chọn phương án nào.
Nhiều doanh nghiệp khuyến khích lao động đi làm sớm sau sinh bằng cách trả lương ưu đãi hơn. Ảnh: Hoàng Hà |
Chủ tịch công đoàn của Công ty Vissan Phạm Thanh Giang cho biết nếu có nhiều lao động nữ xin nghỉ thai sản, công ty sẽ áp dụng chính sách bù đắp năng suất tại chỗ, tức không tuyển nhân lực trong dây chuyền đó mà cố gắng khuyến khích nhân viên tăng năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng có chính sách thay thế, đào tạo lao động để lấp kịp nhân lực trong trường hợp nhân lực nghỉ thai sản. 40% lao động trong Vissan là nữ.
Khẳng định chính sách nghỉ sinh không tác động nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên ông Nguyễn Hoàng Giang - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán VnDirect cho hay sẽ có chính sách ưu đãi đối với lao động trong thời gian nghỉ sinh mong muốn được đi làm sớm hoặc khi công ty có nhu cầu. "Họ có thể làm nửa ngày tại công ty, nửa ngày còn lại làm ở nhà nhưng vẫn được hưởng đầy đủ lương cả tháng. Chúng tôi không thể tăng lương cho lao động đi làm sớm nhưng sẽ tạo điều kiện làm việc linh hoạt cho họ", ông Giang cho hay.
Theo Tổng giám đốc VnDirect, những người làm ở vị trí lãnh đạo thì công ty sẽ khuyến khích đi làm sớm vì khối lượng công việc nhiều, khó có người thay thế.
Hiện, một số đơn vị đã có hướng dẫn về chế độ nghỉ thai sản 6 tháng và chế độ cho những lao động đi làm sớm. Theo Công ty cổ phần FPT, sau khi nghỉ đủ ít nhất 4 tháng, những nhân viên đi làm sớm cả ngày sẽ được hưởng 175% lương.
Ông Châu Nhựt Trung, Tổng giám đốc Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ hiện cũng đã có một số phương án nếu nhân viên nữ nghỉ thai sản 6 tháng, cụ thể là chú trọng công tác đào tạo để đưa nhân viên vào làm việc ngay nếu dây chuyền sản xuất nào bị “hụt” người do nghỉ thai sản. Ngoài ra, công ty cũng sẵn sàng “chào đón” nhân viên nghỉ thai sản có thể vào làm lại sớm hơn thời hạn, nhưng với điều kiện họ phải ký giấy thỏa thuận tình nguyện để phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ thai sản.
Có tới 50% nhân lực trong đơn vị là nữ nhưng Phó giám đốc Công ty TNHH Ba Huân - Phạm Thanh Hùng khẳng định quy định nghỉ thai sản 6 tháng vào năm sau không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân do mỗi bộ phận có vai trò khác biệt, khó có thể làm thay cho nhau. Vì vậy, dù không có quy định nhưng các phòng ban đều tự sắp xếp nhân sự hợp lý, không để tình trạng các chị em trong phòng cùng nghỉ sinh một lúc.
Trước đó, năm 1985, thời gian nghỉ sinh đã được tăng từ 2 tháng lên 6 tháng. Tuy nhiên, vì sức ép lao động, tiền lương và nhiều lý do khác nên đến đầu những năm 1990 Chính phủ lại giảm thời gian nghỉ sinh xuống còn 4 tháng. Đến năm 2008, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em lại đề xuất tăng thời gian ghỉ thai sản lên 6 tháng.
Bộ Luật lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua 18/6/2012, và có hiệu lực từ 1/5/2013, cho phép kéo dài thời gian nghỉ thai sản. Với quy định này, phụ nữ sinh con sau ngày 1/1/2013 bắt đầu được hưởng thời gian nghỉ sinh là 6 tháng, thay vì 4 tháng như cũ.
Ngọc Tuyên - Phương Nga (vnexpress.net)